iTech Mobile Store

Startup là gì? Các hình thức khởi nghiệp Startup hiện nay

Thứ Hai, 12/02/2024
Nguyễn Ngọc Hạnh
Startup là gì? Các hình thức khởi nghiệp Startup hiện nay

Startup là gì? Các hình thức khởi nghiệp Startup hiện nay

 

Trong bối cảnh kinh doanh gần đây, các công ty Startup mọc lên góp phần thúc đẩy sự đổi mới và chuyển đổi ngành công nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ chính xác Startup là gì và các hình thức khởi nghiệp hiện nay.

 

Startup là gì?

Theo từ điển Cambridge, thuật ngữ Startup được lý giải: “Startup meaning a new business, or the activities involved in starting a new business”. Dịch nghĩa: “Startup là sự bắt đầu một doanh nghiệp mới hoặc bao gồm những hoạt động liên quan đến việc khởi nghiệp một doanh nghiệp mới”.

 

 

Startup là gì?
Startup là khởi nghiệp, sự bắt đầu của 1 doanh nghiệp mới

Hiểu đơn giản Startup là gì? Startup chính là khởi nghiệp, là một hoặc một nhóm người đồng nhất về mặt ý tưởng, sau đó cùng nhau bắt tay vào công việc kinh doanh.

 

Ưu nhược điểm của công ty Startup

Công ty Startup có thể là môi trường lý tưởng của nhiều người vì có những ưu điểm như sau:

 

  • Môi trường năng động, thú vị và nhiều trải nghiệm.
  • Tính linh hoạt và tự do cao.
  • Có nhiều cơ hội học hỏi và phát triển chuyên môn, sự nghiệp

Bên cạnh những ưu điểm thì khi làm việc môi trường này sẽ có những hạn chế như:

 

  • Tiền lương thấp, chế độ đãi ngộ ít ỏi
  • Quy trình có thể thay đổi tùy theo thời điểm và không mấy chuyên nghiệp
  • Công việc được giao cho từng người với khối lượng lớn

 

Ưu nhược điểm của công ty startup mới khởi nghiệp là gì
Ưu nhược điểm của công ty mới khởi nghiệp Startup là gì?

 

Các hình thức khởi nghiệp Startup hiện nay

Ngoài việc tìm hiểu Startup là gì thì bạn cũng nên quan tâm đến các hình thức khởi nghiệp Startup để có cái nhìn chuyên sâu hơn:

 

Startup sở trường

Đây là một trong những hình thức Startup đơn giản, tiết kiệm và có khả năng thành công cao nhất. Tuy nhiên, hình thức Startup này phải dựa trên nền tảng kiến thức chuyên môn, khả năng có sẵn, đam mê hoặc kinh nghiệm tích lũy. Các trường hợp phải kể đến như các blogger chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó, tác giả viết sách, viết content, dịch vụ tư vấn kinh doanh - tài chính,...

 

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Có thể nói doanh nghiệp vừa và nhỏ là hình thức khởi nghiệp phổ biến tại Việt Nam. Hình thức Startup này khá đa dạng và dễ tìm thấy trên thị trường như: quán ăn, quán cà phê, salon tóc, spa, cửa hàng quần áo,,... Mặc dù không tạo ra doanh thu quá lớn nhưng vẫn có lợi nhuận ổn định và mang đến công ăn việc làm cho nhiều người.

 

Khởi nghiệp có thể mở rộng

Khởi nghiệp có thể mở rộng thường là các Startup liên quan đến công nghệ thông tin nổi bật nhất bao gồm Google, Facebook, Skype, Tiktok,....Có thể nói những công ty này có tiềm năng phát triển vô cùng rộng mở và đã để lại một dấu ấn trong lịch sử công nghệ kết nối. Đặc điểm của các khởi nghiệp Startup là có nguồn vốn đầu tư lớn, mô hình kinh doanh có tiềm năng mở rộng.

 

 

Các hình thức khởi nghiệp startup hiện nay là gì
Các hình thức khởi nghiệp Startup hiện nay là gì? Thị trường nào có tiềm năng?

 

Start khởi nghiệp có thể mua được

Có những Startup không thành công như mong đời nên họ quyết định bán sang tay cho các “ông lớn”. Đặc điểm của hình thức khởi nghiệp này là thị trường mục tiêu không có tiềm năng mở rộng như dự tính ban đầu, nhưng có thể bổ sung cho các đối thủ cùng ngành. Ví dụ điển hình nhất của hình thức này chính là Instagram đã được Facebook mua lại với giá 1 tỷ USD vào năm 2012.

 

Khởi nghiệp xã hội

Các công ty Startup thuộc dạng này thường vẫn có lợi nhuận nhưng không cao như các Startup khác. Bởi vì mục đích, lý tưởng của các công ty dạng này chủ yếu là muốn tạo được tác động tích cực cho con người và xã hội.

 

Các yếu tố quan trọng quyết định Startup thành công

Mặc dù đã biết Startup là gì nhưng không phải ai cũng khởi nghiệp thành công. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng, trong đó phải kể đến:

 

Chú trọng đầu tư tìm hiểu và nghiên cứu thị trường

Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường trước khi bắt đầu khởi nghiệp Startup là công đoạn vô cùng quan trọng và cần thiết. Chỉ khi hiểu rõ về dịch vụ/sản phẩm, khách hàng, đối thủ, môi trường làm việc, hình thức kinh doanh,.... thì mới có thể lập kế hoạch và xây dựng chiến lược phù hợp.

 

 

Các yếu tố quan trọng quyết định Startup thành công là gì
Tìm hiểu thị trường là yếu tố quan trọng

 

Lập kế hoạch và xây dựng chiến lược chi tiết

Một kế hoạch kinh doanh chi tiết với chiến lược, mục tiêu, định hướng rõ ràng sẽ góp phần nâng cao khả năng thành công. Khi lập kế hoạch và xây dựng chiến lược, lưu ý dự kiến khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong từ 3 đến 5 năm. Để có biện pháp ứng biến tốt nhất với những tình huống không mong muốn.

 

Khả năng huy động đầu tư vốn ban đầu

Tiền là điều kiện bắt buộc phải có để bước vào hành trình khởi nghiệp. Số vốn đầu tư ban đầu bạn huy động được càng lớn thì khả năng mở rộng và phát triển kinh doanh càng cao.

 

Đề cao tính tự giác và kỷ luật

Quá trình bắt đầu Startup thường sẽ gặp rất nhiều khó khăn, chướng ngại cho nên đòi hỏi bạn phải tự giác trong mọi vấn đề. Chính bản thân bạn phải thúc ép mình tuân thủ kỷ luật, làm theo nguyên tắc, kế hoạch để có thể đạt được thành công như mong muốn. .

 

Cần rèn luyện sự linh hoạt và khả năng ứng biến 

Không có một khuôn mẫu Startup nào bất biến và đảm bảo thành công 100%. Kế hoạch có chi tiết đến đâu cũng không thể đạt được sự hoàn hảo tuyệt đối. Do đó đòi hỏi người Startup phải có sự linh động để thích ứng trong mọi hoàn cảnh. Hãy luôn tỉnh táo để xoay chuyển, ứng biến một cách khôn ngoan trong mọi hoàn cảnh để có thể trụ vững trên thị trường.

 

Những lưu ý khi bắt đầu Startup

Ngoài những yếu tố cơ bản như kế hoạch kinh doanh, nguồn vốn, kỷ luật,...thì các Startup còn cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng:

 

Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ

Khi bắt đầu hành trình khởi nghiệp Startup có nhiều vấn đề cần phải ưu tiên giải quyết trước. Một trong số đó chính là chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ pháp lý cần thiết để thành lập công ty hợp pháp theo đúng quy định. Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị thêm các loại giấy tờ về sản phẩm/dịch vụ kinh doanh để cung cấp cho đối tác.

 

Chọn đồng đội lý tưởng

Nhân sự luôn luôn là một trong những vấn đề then chốt quyết định thành bại của một doanh nghiệp, Startup cũng không ngoại lệ. Vì vậy khi tuyển chọn người đồng hành bạn cần tìm hiểu sơ yếu lý lịch, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc,... cẩn thận, kỹ lưỡng. Sau đó, lập sơ đồ tổ chức nhân sự và phân công công việc hợp lý để nhân viên có thể phát huy toàn diện ưu thế.

 

 

Những lưu ý khi bắt đầu Startup khởi nghiệp
Chọn cộng sự lý tưởng

 

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và môi trường làm việc năng động

 

Văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc là một trong những tiêu chí quan trọng để thu hút nhân tài. Vì vậy nên bạn cần quan tâm nhiều đến vấn đề này. Hãy lập ra những quy định, nguyên tắc cụ thể, rõ ràng để xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đừng quá gò bó, phải đảm bảo sự năng động để mọi người có thể thoải mái phát biểu ý kiến, nêu ra ý tưởng,....nhằm đạt được mục tiêu chung của toàn thể công ty.

 

Tìm kiếm, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác

Việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng và đối tác là nền tảng vững chắc giúp các Startup tồn tại và phát triển bền vững. Lượng khách hàng quen nhiều sẽ đảm bảo được doanh thu ổn định về lâu dài. Các mối quan hệ đối tác tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích cao cho doanh nghiệp. Chính vì thế các Startup nên cố gắng tạo thiện cảm tốt với càng nhiều khách hàng và đối tác càng tốt.

 

Có nên làm việc ở những công ty Startup không?

Làm việc ở các công ty Startup có nhiều ưu điểm, tuy nhiên vẫn tồn tại một số bất cập. Thông qua việc cân nhắc được hơn, bạn sẽ dễ dàng đưa ra được quyết định. Đối với những ai vừa ra trường hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm thì khi tham gia vào công ty Startup. Nơi này sẽ mang lại nhiều lợi ích như sự tự do trong công việc, học hỏi nhiều điều, thực chiến và dễ thăng tiến.

 

Có nên làm việc ở những công ty Startup mới khởi nghiệp không?

Tuy nhiên, với ai yêu thích sự ổn định với công việc vừa đủ và muốn môi trường tầm cỡ hơn thì không nên làm ở đây. Bởi vì Startup chi trả mức thúc nhập không quá cao mà khối lượng công việc lại lớn.

Qua đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời chính xác cho thắc mắc Startup là gì rồi phải không nào? Hy vọng những thông tin mà bài viết chia sẻ có thể giúp ích được cho bạn trên hành trình khởi nghiệp đầy thử thách sau này.

 

Từ khóa: Tin tức
Viết bình luận của bạn
Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ