06/09/2023
Theo DigiTimes, Apple có thể giới thiệu một dòng MacBook mới để phân biệt với dòng MacBook Air và MacBook Pro hiện có của công ty. Nguồn tin cho biết, máy tính xách tay vẫn sẽ có vỏ kim loại nhưng sẽ được làm bằng "các vật liệu khác nhau" và các bộ phận cơ khí sẽ có giá thấp hơn. Theo DigiTimes Research, hơn 13,9 triệu Chromebook được xuất xưởng trong năm 2019, tăng lên hơn 30,4 triệu vào năm...
Trung Quốc chế tạo máy tính lượng tử nhanh gấp 180 triệu lần siêu máy tính Máy tính lượng tử Jiuzhang chỉ mất chưa đầy một giây cho một nhiệm vụ mà siêu máy tính cổ điển nhanh nhất thế giới phải mất gần 5 năm để giải quyết. Một nhóm các nhà nghiên cứu đã công bố một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực tính toán lượng tử. Một máy tính lượng tử có tên Jiuzhang đã được xác định có khả năng giải quyết nhiều nhiệm vụ tính toán phức tạp, bao gồm thăm dò và khai thác dữ liệu, xử lý thông tin sinh học, phân tích mạng và nghiên cứu mô hình hóa hóa học. Một máy tính lượng tử có tên Jiuzhang đã được xác định có khả năng giải quyết nhiều nhiệm vụ tính toán phức tạp Pan Jianwei, một nhà vật lý hàng đầu đến từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, được gọi là "Cha lượng tử" ở quốc gia này và đứng đầu nhóm nghiên cứu. Nhóm của ông đã công bố nghiên cứu của họ trên tạp chí Physical Review Letters. Nhóm nghiên cứu cho biết: "Công trình của chúng tôi là một bước tiến trong việc giải quyết các vấn đề tính toán thực tế bằng cách sử dụng các máy tính lượng tử trung bình hiện nay." Trong một thời đại mà dữ liệu lớn đang phát triển mạnh mẽ, lượng dữ liệu toàn cầu tăng lên theo cấp số nhân, gấp đôi sau mỗi hai năm. Pan Jianwei cho biết: "Việc không khai thác triệt để nguồn lực từ lượng dữ liệu khổng lồ này là vô nghĩa". Hiện tại, phát triển các mô hình máy tính truyền thống đã đạt đến một giới hạn và siêu máy tính tiêu thụ một lượng năng lượng lớn. Theo ông, sự quan trọng của "Jiuzhang" nằm ở khả năng nâng cao sức mạnh tính toán mà không tăng đáng kể tiêu thụ năng lượng. Việc không khai thác triệt để nguồn lực từ lượng dữ liệu khổng lồ này là vô nghĩa Nhóm nhà khoa học đã thành công trong việc giải quyết các phương trình tính toán phức tạp mà trước đây là thách thức đối với các máy tính truyền thống. Họ đã sử dụng hơn 200,000 mẫu để giải quyết các bài toán này. Trong quá trình thử nghiệm, một bước tiến đáng chú ý đã diễn ra khi các nhà nghiên cứu sử dụng máy tính lượng tử để thực hiện và tăng tốc giải pháp cho hai thuật toán thường được sử dụng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo: tìm kiếm ngẫu nhiên và mô phỏng ủ. Siêu máy tính thông thường nhanh nhất trên thế giới mất 700 giây để phân tích mỗi mẫu tính toán, điều đó có nghĩa là thuật toán sẽ mất gần 5 năm để xử lý cùng một số lượng mẫu. Tuy nhiên, máy tính lượng tử Jiuzhang đã giải quyết thuật toán này trong vòng chưa đầy một giây. Trong điện toán truyền thống, một bit đại diện cho một trạng thái duy nhất: số 0 hoặc số 1, là đơn vị thông tin cơ bản. Trong khi đó, một qubit, trong lĩnh vực lượng tử, có thể mô tả một trạng thái phức tạp hơn. Một qubit có thể đại diện cho số 0, số 1 hoặc cả hai giá trị đồng thời - đây là cách biểu diễn đơn giản nhất trong toán học lượng tử. Bởi vì máy tính lượng tử có khả năng thực hiện tất cả các khả năng cùng một lúc trong thông tin cơ bản, lý thuyết cho thấy nó nhanh hơn và mạnh mẽ hơn nhiều so với các máy tính thông thường mà chúng ta sử dụng hàng ngày trong cuộc sống. Máy tính lượng tử Jiuzhang - được đặt theo tên một tài liệu toán học cổ Trung Quốc từ khoảng 2,000 năm trước, sử dụng ánh sáng photon làm phương tiện vật lý để thực hiện tính toán. Khác với các máy tính lượng tử khác, nó không yêu cầu hoạt động ở nhiệt độ cực thấp và có khả năng hoạt động ổn định trong thời gian dài hơn. Tuy nhiên, máy tính lượng tử chỉ hoạt động trong môi trường cực kỳ lạnh và được cô lập để tránh sự nhiễu và sai sót. Kích thước các hạt nguyên tử mà máy tính lượng tử phụ thuộc vào rất nhỏ và tuổi thọ của chúng rất ngắn, điều này làm cho hoạt động của máy tính lượng tử trở nên mong manh.
19/07/2023
'Mặt Trời nhân tạo' Trung Quốc lập kỷ lục mới Lò phản ứng "Mặt Trời nhân tạo" của Trung Quốc lập kỷ lục mới hôm 13/4 khi sản xuất và duy trì plasma cực nóng trong gần 7 phút. Lò EAST hoạt động từ năm 2016. Ảnh: SCMP Lò tokamak siêu dẫn tiên tiến thử nghiệm (EAST) ở thành phố Hợp Phì phía đông Trung Quốc sản sinh và duy trì plasma trong 403 giây, phá vỡ kỷ lục 101 giây trước đây vào năm 2017, đánh dấu bước tiến quan trọng nhằm xây dựng lò phản ứng nhiệt hạt nhân chi phí thấp và hiệu quả cao. "Tầm quan trọng của bước đột phá này nằm ở chế độ kiềm hãm khiến nhiệt độ và mật độ của plasma tăng đáng kể", Song Yuntao, giám đốc Viện vật lý plasma thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, đơn vị chế tạo EAST, giải thích. Theo Song, kết quả đặt nền móng vững chắc nhằm cải thiện tính khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế của lò phản ứng nhiệt hạch. Phản ứng nhiệt hạch diễn ra tương tự quá trình Mặt Trời sản sinh ánh sáng và nhiệt lượng, là nguồn năng lượng sạch, an toàn và gần như vô hạn. Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học tìm cách phát triển "Mặt Trời nhân tạo" bằng cách làm nóng nguyên tử hydro tới hơn 100 triệu độ C và hãm chúng đủ lâu để sáp nhập thành nguyên tử nặng hơn, giải phóng năng lượng khổng lồ trong quá trình. EAST, bắt đầu hoạt động vào năm 2006, là một trong những hướng đi hứa hẹn nhất cho phản ứng nhiệt hạch có kiểm soát. Lò đã thực hiện hơn 120.000 thí nghiệm để tiến đến cột mốc mới nhất. Kỷ lục mới cũng là bước tiến lớn đối với nhóm nghiên cứu để tìm hiểu vật lý cơ bản, kỹ thuật nhiệt hạch, vận hành và bảo dưỡng dự án, Song cho biết. Ông và cộng sự đã làm việc suốt ngày đêm trong một tuần để phá kỷ lục. EAST là lò tokamak siêu dẫn đầu tiên trên thế giới sử dụng từ trường cực mạnh nhằm giới hạn plasma siêu nóng trong không gian hình xuyến và buộc nó hợp nhất theo thời gian. EAST sử dụng công nghệ cao cấp và bao gồm hàng triệu bộ phận để hoạt động giống như "Mặt Trời nhỏ". Lò từng lập vài kỷ lục, bao gồm giữ plasma nóng 70 triệu độ C trong gần 18 phút vào năm 2021 dưới chế độ vận hành khác với thí nghiệm hôm 13/4. Trung Quốc là một thành viên trong liên minh chế tạo Lò phản ứng thử nghiệm nhiệt hạt nhân quốc tế, lò phản ứng nhiệt hạch lớn nhất đang xây dựng ở Pháp. Nước này cũng hoàn tất thiết kế cho "Mặt Trời nhân tạo" thế hệ tiếp theo gọi là Lò phản ứng thử nghiệm kỹ thuật nhiệt hạch Trung Quốc (CFETR), nhằm mục đích trở thành lò phản ứng nhiệt hạch chạy thử đầu tiên trên thế giới. Sau khi hoàn thành vào năm 2035, CFETR sẽ sản xuất lượng nhiệt khổng lồ với công suất điện cực đại 2 gigawatt.
13/07/2023
Công nghệ AR là gì? Công nghệ AR là gì? Công nghệ AR (Augmented Reality - Thực tế Tăng cường) được hiểu là công nghệ thực tế ảo tăng cường được nhà sản xuất phát triển dựa trên công nghệ VR. Thực tế tăng cường tập trung vào việc kết hợp giữa thế giới thật với thông tin ảo, không phải tách người dùng ra một không gian riêng như thực tế ảo. Nó có thể hỗ trợ tương tác với nội dung ảo ngay trong đời thật như chạm, có thể phủ một lớp hình ảnh lên trên ảnh thật... Trong tương lai, thực tế tăng cường có thể được ứng dụng trong đời sống nhiều hơn. Dễ dàng nhận thấy, Pokemon Go đã cho thấy tiềm năng phát triển game thực tế tăng cường lớn đến như thế nào. Tuy nhiên, không chỉ game, công nghệ này còn được ứng dụng vào những thứ hữu ích khác như xem trước màu sơn cho chiếc xe mình định mua, bố trí màu sơn cho ngôi nhà, ướm trước áo quần định mua mà không cần phải mặc... Có thể nói, câu hỏi công nghệ AR là gì đã có lời giải đáp. Công nghệ VR là gì? Công nghệ VR (Virtual Reality - Thực tế Ảo) là công nghệ đem tới cho mọi người một thế giới khác. Tại đó sẽ chi có mình bạn với toàn bộ những thành phần được ảo hóa, nó được tạo dựng từ các ứng dụng/thiết bị phần cứng, chúng là những thứ không có thật. Mặc dù vậy, công nghệ VR sẽ luôn đem tới cho người dùng một cảm giác vô cùn thật và có thể đánh lừa não bộ của người dùng. Sự khác nhau giữa công nghệ AR và VR là gì? Về sự khác nhau giữa AR và VR thì chúng ta có thể so sánh trên các khía cạnh từ định nghĩa, cách sử dụng hay tính năng của chúng. Mặc dù vậy, nếu dựa vào định nghĩa, cách dùng thì khá khó để phân biệt. Thay vào đó, hãy nhìn vào những ứng dụng của chúng trong thực tế sẽ giúp chúng ta dễ dàng phân biệt 2 công nghệ này. Theo một nguồn thông tin từ Androidpit thì công nghệ VR là một công nghệ vàng được sử dụng để phát trên game, phim được chúng ta gọi chung đá là những sản phẩm giải trí. Với lợi thế tách đôi không gian thực/không gian ảo. VR sẽ đem người dùng đến một khung cảnh mới, bắt khách hàng phải thực hiện theo những gì mà nhà sản xuất đã lập trình và mong muốn họ nhìn thấy. Chưa hết, ứng dụng sử dụng VR còn giúp người dùng tạo lập và kinh doanh bằng không gian ảo.Ví dụ: Nếu bạn có một dự án sản xuất ô tô thì việc sử dụng công nghệ VR sẽ giúp bạn trải nghiệm chiếc xe đó một cách chân thật nhất. Bạn chỉ cần sử dụng 1 cập kính VR như Samsung Gear VR sẽ giúp bạn thấy được bản vẽ thiết kế của nhà sản xuất đã được lập trình sẵn. Trong khi đó, công nghệ AR, ví dụ như game Pokemon Go là một game thực tế ảo nhưng tọa độ của người chơi và bản đồ trong game đều được căn cứ vào thực tế để xây dựng. Công nghệ AR cho phép lồng ghép thông tin ảo vào trong thực tế và ngược lại. Với công nghệ AR, người dùng có thể tương tác với những nội dụng số có trong thực tế như chạm vào hay đơn giản là ghép ảnh theo dạng 3D). Các hãng lớn đang phát triển AR, trong đó có Apple Mới đây, Google, Facebook, Microsoft và nhiều công ty công nghệ khác đều đang phát triển công nghệ AR. Google từng đẩy mạnh Project Tango - hệ thống cảm biến camera có thể quét và tái tạo bản đồ 3D của mọi vật thể và không gian xung quanh dựa trên AR. Chỉ hai nhà sản xuất điện thoại là Asus và Lenovo sử dụng nền tảng này nhưng không thành công.Như vậy trong khuôn khổ bài viết đã phần nào giải đáp câu hỏi công nghệ AR là gì và nó có thể ứng dụng được gì cho đời sống thực tại. Cùng chờ đợi những bước tiến sắp tới về công nghệ thực tế ảo tăng cường này các bạn nhé!
13/07/2023